Hầu hết với các công ty, xí nghiệp hiện nay trong quá trình hoạt động sản xuất đều xả thải khối lượng chất thải công nghiệp. Do đó, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường là rất cần thiết. Vậy hệ thống xử lý nước thải là gì và có những hệ thống nào đang phổ biến nhất hiện nay. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời thích hợp nhất.
Mục lục
Hệ thống xử lý nước thải là gì?
Hệ thống xử lý nước thải trên thực tế là một chuỗi các hệ thống máy lọc công nghệ xử lý nước thải đơn lẻ cấu thành. Mục đích nhằm xử lý các chất cặn bẩn, ô nhiễm ra khỏi nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện,…. góp phần tái sử dụng nguồn nước và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.
Các công đoạn xử lý nước thải
Việc xử lý nước thải bao gồm khá nhiều công đoạn, đó là:
- Công đoạn 1: Nước thải tại các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện,…sẽ được điều lưu và trung hòa ở bộ phận lọc đầu tiên trong hệ thống. Mục đích nhằm điều chỉnh lưu lượng của dòng xả thải. Từ đó giúp cho quá trình lọc các chất cặn bã được hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng của các hệ thống xử lý nước thải nói chung.
- Công đoạn 2: Ở công đoạn này chủ yếu là keo tụ, bông cặn và kết tủa. Nghĩa là nước thải sẽ qua quá trình lọc để loại bỏ tối đa các cặn bẩn, tạp chất và những tạp chất lẫn trong nước.
- Công đoạn 3: Tiếp tục tuyển nổi nước và chuyến đến bước xử lý tiếp theo.
- Công đoạn 4: Nước thải được xử lý sinh học bằng cách cung cấp oxy liên tục và truyền dẫn vào nước những vi sinh vật hiếu khí nhằm thủy phân các chất hữu cơ trong nước hiệu quả nhất.
- Công đoạn 5: Công đoạn này nước thải được xử lý lọc một lần nữa nhằm đảm bảo độ sạch tốt nhất cho nước thải sắp xả ra môi trường.
- Công đoạn 6: Ở công đoạn cuối cùng này nước thải sẽ được làm mềm và đạt độ tinh khiết nhất định, đảm bảo không gây hại cho môi trường nước nguồn.
Các hệ thống xử lý nước thải tốt nhất hiện nay
Như chúng ta đã biết, hiện nay có rất nhiều các hệ thống xử lý nước thải phổ biến. Chẳng hạn như: điều lưu, trung hòa, công nghệ tụ keo và tạo bông cặn, kết tủa,…
Xử lý nước thải bằng hệ thống điều lưu
Hệ thống điều lưu là quá trình kiểm soát hay giảm thiểu tối đa các biến động về đặc tính nước thải với mục đích tối ưu cho các công đoạn xử lý nước thải tiếp theo. Cụ thể, những công việc chính mà hệ thống điều lưu đảm nhiệm đó là:
- Điều chỉnh sự biến thiên lưu lượng nước thải theo từng giờ trong ngày sao cho ổn định nhất.
- Hạn chế sự biến động về hàm lượng chất hữu cơ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các vi khuẩn trong các bể xử lý sinh học.
- Kiểm soát độ PH của nước thải nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh học và hóa học.
- Giảm thiểu tác động đến môi trường nhờ khả năng chứa lớn, do đó lưu lượng thải được duy trì ở mức nhất định.
- Hệ thống điều lưu cố định các độc chất đối với quá tình xử lý sinh học, giúp cho hiệu suất của quá trình này trở lên tốt hơn.
Hệ thống xử lý nước thải bằng trung hòa
Bên cạnh hệ thống xử lý nước thải điều lưu, trung hòa cũng là một trong các hệ thống xử lý nước thải ưa chuộng hiện nay. Bởi đa phần nguồn nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt,.. có độ PH cao thường không thích hợp phương pháp xử lý sinh học. Do đó, đối với những loại nước này cần được trung hòa bằng các phương pháp sau đây:
- Tung hòa nước thải axit: Đối với phương pháp này, nước thải thường được cho chảy qua một lớp đá vôi để trung hòa hoặc cho đá vôi vào nước thải. Cuối cùng, vôi sẽ được tách ra khỏi nước thải ở giai đoạn lắng.
- Trộn lẫn nước thải có nồng độ PH axit và PH bazo: Về cơ bản, việc trộn lẫn hai loại nước thải có độ PH khác nhau đã đạt mục đích trung hòa. Tuy nhiên, điều kiện đi kèm đó là bể điều lưu phải đủ lớn để chứa nước thải.
- Trung hòa nước thải kiềm: Đây là phương pháp sử dụng các axit mạnh, chẳng hạn khi cho CO2 vào nước thải sẽ tạo thành axit cacbonic và trung hòa với nước thải. Tuy nhiên, với phương pháp này đòi hỏi giá thành kinh tế khá cao.
Hệ thống xử lý nước bằng công nghệ keo tụ và tạo bông cặn
Công nghệ keo tự và tạo bông cặn là một trong các hệ thống xử lý nước thải khá phổ biến. Thực chất đây là kết quả của quá trình kết tụ các chất rắn lơ lửng, với các hạt keo nhằm cho ra những hạt có kích thước lớn hơn nước thải. Do đó, nước thải sẽ chứa các hạt keo và mang theo điện tích.
Những hạt keo chứa điện tích này có công dụng ngăn không cho các hạt va chạm, kết dính với nhau. Nhờ đó mà dung dịch nước luôn giữ ở trạng thái ổn định. Việc cho các chất hóa học vào nước thải sẽ khiến dung dịch mất ổn định và gia tăng sự kết hợp nhằm tạo các bông vừa đủ lớn, chúng sẽ bị loại bở ở quá trình lọc hoặc lắng.
Các chất keo tụ được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải thường là: sắt, muối, nhôm. Bên cạnh đó, các chất tạo bông tụ thường là các chất hữu cơ cao. Việc kết hợp giữa các chất keo tụ và tạo bông tụ nhằm gia tăng hiệu quả tạo bông cặn.
Hệ thống xử lý nước bằng kết tủa
Việc xử lý nước thải bằng phương pháp kết tủa cũng là một trong những hệ thống đáng được chú ý. Với phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các chất thải kim loại ra khỏi nước thải bằng cách kết tủa các kim loại nặng dưới dạng Hydroxy. Do đó, để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn cần cho thêm thành phần bazơ vào nước thải. Nhờ đó mà nước thải đạt tới ngưỡng PH nhất định và loại bỏ được các kim loại nặng.
Áp dụng công nghệ tuyển nổi xử lý nước thải
Công nghệ tuyển nổi xử lý nước thải là phương pháp loại bỏ các chất có khả năng nổi trên mặt nước thải như dầu, mỡ, các chất rắn lửng lơ. Không chỉ loại bỏ các chất nổi trên bề mặt, trong bể này người ta còn kết hợp để cô đặc và loại bỏ bùn.
Trước tiên, nước thải hay một phần của nước thải sẽ được tạo áp suất với sự hiện diện của một lượng không khí đủ lớn. Tiếp đó, nước thải sẽ tạo nên những bọt khí khi được trả về áp suất tự nhiên của khí quyển. Trên bề mặt nổi lên các hạt dầu, mỡ cùng các chất rắn lơ lửng sẽ kết dính với nhau. Chúng sẽ được một thanh gạt tách ra khỏi nước thải.
Nhờ đó mà công nghệ tuyển nổi đã trở thành một trong các hệ thống xử lý nước thải phổ biến, đặc biệt là xử lý nước thải các ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, xử lý nước thải bệnh viện,…
Hệ thống xử lý nước thải bằng bể lắng
Bể lắng trong xử lý nước thải công nghiệp đảm nhiệm vai trò tách các bông cặn ô nhiễm, nông bùn vi sinh ra khỏi nước thải. Sau quá trình lắng, trong bể còn hai dòng chính là nước trong và bùn thải.
Bể lắng được thiết kế khá đa dạng gồm bể tròn, vuông hay hình chữ nhật giúp cho các bông bùn tạo ra trong bể sinh học dưới tác dụng của trọng lực từ từ lắng xuống đáy bể và được thu gom ra ngoài. Bên cạnh đó, phần nước trong sau khi lắng được cũng chảy ngược và thu gom ra ngoài.
Hệ thống xử lý nước bằng công nghệ sinh học hiếu khí
Thật thiếu sót khi không nhắc đến một trong các hệ thống xử lý nước thải đó là công nghệ sinh học hiếu khí. Với phương pháp này, phần lớn các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy bởi quá trình sinh học. Trong quá trình này, các vi sinh vật sẽ sử dụng oxy để phân hủy chất hữu cơ và quá trình sinh trưởng của chúng cũng tăng nhanh.
Ngoài chất hữu cơ có trong nước thải, người ta cung cấp thêm oxygen quá trình sinh học còn bị hạn chế bởi một số chất dinh dưỡng khác. Ngoại trừ nito và photpho, những chất khác hiện diện trong chất thải với hàm lượng đủ cho quá trình xử lý sinh học.
Đối với nước thải sinh hoạt chứa những chất này với một tỉ lệ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Tuy nhiên, nước thải công nghiệp như nước thải nhà máy giấy, gỗ thường có hàm lượng cacbon cao nhưng lại thiếu nitơ và photpho nên cần bổ sung hai nguồn này để quá trình xử lý nước thải diễn ra hiệu quả. Bên cạnh đó còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học như nhiệt độ, PH và các độc tố.
Bể xử lý sinh học cũng được thiết kế khá đa dạng, tuy nhiên loại phổ biến nhất đó chính là bể bùn hoạt tính. Nguyên tắc hoạt động của loại bể này đó là vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, sau đó tạo thành bông cặn với kích thước đủ lớn để quá trình lắng diễn ra dễ dàng.
Cuối cùng, các bông cặn được tách ra khỏi nước thải bằng cách lắng cơ học. Như vậy, hệ thống xử lý bùn hoạt tính gồm một bể hoạt tính và một bể lắng.
Các cơ sở nào cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải?
Các hệ thống xử lý nước thải thông thường được áp dụng với các cơ sở được quy định theo Điều 101, Luật bảo vệ môi trường như sau:
- Các khu, cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh
- Các khu dịch vụ tập trung, làng nghề có phát sinh nước thải cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, được áp dụng theo quy chuẩn xử lý nước thải công nghiệp.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Các cơ sở dịch vụ như: trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng theo quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt.
- Các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám nha, phòng xét nghiệm cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy chuẩn về xử lý nước thải y tế.
Các hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở trên nói chung đều phải đảm bảo một số yêu cầu như sau:
- Với mỗi loại hình nước thải cần xử lý của các sở khác nhau cần có quy trình công nghệ phù hợp.
- Hệ thống xử lý nước thải cần đủ công suất xử lý với khối lượng nước thải phát sinh.
- Khả năng xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Hệ thống xử lý nước phải được vận hành thường xuyên.
- Vị trí đặt cửa xả nước thải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.
Nên chọn đơn vị nào để xử lý nước thải?
Với tốc độ phát triển của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, nhu cầu sử dụng các hệ thống xử lý nước thải là rất lớn. Do đó, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải ra đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến đơn vị uy tín để trao gửi niềm tin. Nếu bạn chưa biết chọn đơn vị nào thì PH-EU chính là ứng cử viên sáng giá hàng đầu cho bạn.
Với ưu thế nổi bật, sở hữu các phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học, sinh học, hóa học, hóa lý cùng đầy đủ hệ thống xử lý nước thải từ điều lưu đến trung hòa, công nghệ keo tụ và tạo bông cặn,… PH-EU tự hào là đơn vị dẫn đầu dịch vụ xử lý nước thải tại Việt Nam.
Đặc biệt, với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, kiến trúc sư và công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đơn vị luôn đảm bảo nguồn lực và năng lực thực thi những công trình lớn, phức tạp thuộc nhiều dự án trên toàn quốc.
Trên đây là những thông tin liên quan về các hệ thống xử lý nước thải mà bạn nên biết. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích cũng như có thêm địa chỉ uy tín khi chọn dịch vụ xử lý nước thải.