Ngày nay, Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. An toàn thực phẩm đóng vai trò to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.
Vậy Giấy phép VSATTP là gì? Điều kiện và quy trình xin thực hiện như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết này để tìm hiểu về nó với các chuyên gia của Luật Thành Công nhé.
Mục lục
Điều kiện cấp Giấy Phép Vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ để xin Giấy Phép Vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ Nghị định 155/2018/NĐ-CP về các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở
- Giấy phép kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
- Danh sách tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do doanh nghiệp tự thực hiện
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của những người trực tiếp kinh doanh sản xuất
Doanh nghiệp lưu ý: Việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đã chính thức được bãi bỏ. Điều này có nghĩa là việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và được chủ cơ sở xác nhận.
Quy Trình xin Cấp Giấy Phép Vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị danh sách hồ sơ theo hướng dẫn của Luật Thành Công.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền cấp tùy theo hình thức kinh doanh của từng loại cơ sở.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATVSTP và thông báo bằng văn bản gửi đến cơ sở nếu như hồ sơ không hợp lệ.
Bước 4: Sau khi thẩm duyệt hình thức hồ sơ đầy đủ giấy tờ, trong vòng 10 ngày làm việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập Đoàn thẩm định cơ sở (từ 03 – 05 người tùy thuộc vào quy mô, loại hình kinh doanh) để trực tiếp đi đánh giá, báo cáo tình hình thực tế của cơ sở.
Bước 5: Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành đối chiếu thông tin cũng như thẩm định tình trạng thực tế tại cơ sở so với bộ hồ sơ đăng ký được nộp tại cơ quan theo đúng quy định, thẩm quyền.
Bước 6: Từ kết quả ở bước 5, trường hợp cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện và đúng như hồ sơ an toàn thực phẩm báo cáo thì cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận ATVSTP.
Xử phạt vi phạm Vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc sản xuất/kinh doanh không có Giấy phép VSATTP sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, sức khoẻ toàn xã hội.
Dịch vụ xin Giấy Phép Vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hãng Luật Thành Công
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, Luật Thành Công hiểu rõ quy trình xin Giấy phép ATVSTP và các thủ tục liên quan. Các Luật sư, chuyên viên tư vấn của Luật Thành Công sẽ hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về các thủ tục cần thiết để được cấp Giấy phép VSATTP đúng quy định, trong thời gian nhanh nhất.
Để cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và hồ sơ cần thiết theo như hướng dẫn của Luật Thành Công để tiếp Đoàn thẩm định.
Với dịch vụ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Thành Công, khách hàng sẽ được hỗ trợ chu đáo từ việc chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị tài liệu chứng từ đến tiếp Đoàn thẩm định. Bên cạnh đó, Luật Thành Công cũng sẽ hướng dẫn giúp khách hàng khắc phục thiết sót nếu cơ sở chưa đạt yêu cầu ATVSTP.
Với mong muốn đem lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, dịch vụ xin giấy phép Giấy phép ATVSTP sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các cơ sở kinh doanh.
CÔNG TY HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG
Luật sư tư vấn: Luật sư Hồ Đặng Lâu – Ths.Luật sư Lê Bá Thành
Website: https://luatthanhcong.com/
Trụ sở: Tầng trệt Số, 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh 1: Số 004A-004B đường Bùi Công Trừng, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh 2: Số 1429 Đường Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh 3: 31-33 Đồng Khởi,phường Tam Hoà, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Hotline: 0963 766 477 – 0931 060 668
EMAIL: congtyluatthanhcong@gmail.com