Chuyển đổi số nông nghiệp là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0, khi công nghệ thông tin và dữ liệu lớn trở thành yếu tố cốt lõi thúc đẩy hiệu quả sản xuất. Tại Việt Nam, chuyển đổi số nông nghiệp giúp tăng năng suất, tối ưu hóa chi phí, đồng thời tạo cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
Mục lục
1. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?
Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp là việc áp dụng công nghệ số vào các khâu sản xuất, quản lý và tiêu thụ nông sản. Công nghệ như IoT, Big Data, AI,… được tích hợp đem lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Các nội dung của chuyển đổi số trong nông nghiệp thúc đẩy bao gồm:
- Ứng dụng công nghệ IoT và tự động hóa;
- Phân tích dữ liệu lớn (Big Data);
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI);
- Số hóa chuỗi cung ứng và kết nối thị trường;
- Phát triển hệ thống quản lý nông nghiệp thông minh.
2. Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khoảng 15% các trang trại và hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước đã triển khai công nghệ IoT trong quản lý sản xuất, trong khi 30% sử dụng các hệ thống dự báo thời tiết và phân tích dữ liệu AI để nâng cao năng suất và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Diện tích áp dụng công nghệ số cũng ngày càng gia tăng, với một số tỉnh đã có từ 5-10% diện tích đất canh tác ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Chính phủ và Bộ Nông nghiệp đã đưa ra nhiều chương trình nhằm khuyến khích chuyển đổi số:
- Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Dự án “Xây dựng nền nông nghiệp thông minh” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai;
- Dự án “Mã vùng trồng” của Bộ Nông nghiệp….
3. Lợi ích của chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam:
- Tối ưu hóa sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm;
- Dự báo kịp thời giảm rủi ro do biến đổi khí hậu;
- Kết nối trực tiếp người sản xuất và người tiêu dùng;
- Tiết kiệm chi phí dài hạn và giảm lao động thủ công.
4. Thách thức trong chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam
Bên cạnh các lợi ích, các thách thức trong chuyển đổi số nông nghiệp đang đặt ra những bài toán khó, cần được sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất:
- Hạn chế về hạ tầng công nghệ ở nhiều vùng nông thôn;
- Thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật số;
- Khó khăn về vốn đầu tư;
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ;
- Sự chậm trễ trong chính sách hỗ trợ.
5. Giải pháp cho chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam
Để thúc đẩy chuyển đổi số cần triển khai các giải pháp chiến lược nhằm tối ưu hóa và đem đến sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Các giải pháp chiến lược trong chuyển đổi số nông nghiệp rất quan trọng vì nó giúp định hướng và tối ưu hóa quá trình áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Một số giải pháp cụ thể để giải quyết các thách thức hiện tại và tối đa hóa lợi ích công nghệ như sau:
- Các chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực;
- Đầu tư hạ tầng công nghệ;
- Cải thiện chính sách hỗ trợ tài chính và khuyến khích đầu tư;
- Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp số.
6. VNPT đồng hành cùng chuyển đổi số ngành nông nghiệp
Hiện nay, các giải pháp chuyển đổi số VNPT trong lĩnh vực nông nghiệp như: nền tảng IoT và giải pháp giám sát từ xa đã hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất. Với việc ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông, VNPT cam kết đồng hành cùng nông dân trên hành trình chuyển đổi số, góp phần vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam.
VNPT đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số nông nghiệp
Chuyển đổi số nông nghiệp mang lại lợi ích thiết thực và giúp ngành nông nghiệp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng mới. Để tìm hiểu thêm về chuyển đổi số nông nghiệp của VNPT, người dùng có thể liên hệ ngay đến thông tin dưới đây để được tư vấn, giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất.
___________________________
Website: https://onesme.vn
Hotline: 1800 1260
Email: onesme@vnpt.vn
Tư vấn miễn phí: https://onesme.vn/enterprise/contact-us