Bóng chuyền là môn thể thao giúp nâng cao thể lực, đòi hỏi sự phối hợp của cả tay và chân trong quá trình chơi. Tuy nhiên, việc luyện tập sai kỹ thuật hoặc quá sức có thể gây áp lực lên xương khớp, hoặc dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Tìm hiểu ngay về 4 chấn thương phổ biến mà người chơi bóng chuyền có thể gặp phải.
Mục lục
1. Trật khớp cổ tay
Cổ tay có cấu tạo gồm 8 xương nhỏ với các khớp như khớp quay trụ dưới, khớp xương quay, khớp giữa khối xương cổ tay, khớp cổ – ngón tay, tạo nên sự chuyển động linh hoạt của bàn tay. Trật khớp cổ tay là tình trạng các đầu xương di chuyển và lệch ra khỏi vị trí bình thường. Người chơi bóng chuyền có thể bị trật cổ tay khi thực hiện các động tác đập bóng, đỡ bóng quá sức hoặc bị té ngã chống bàn tay xuống sàn.
Trật khớp cổ tay gây ra cơn đau tức thời và nghiêm trọng, khiến người bệnh hạn chế khả năng cử động, khó di chuyển cổ tay hay cầm nắm được vật, ở cổ tay có thể xuất hiện triệu chứng sưng, bầm tím, sờ vào da thấy mềm.
Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị cứng khớp hoặc biến dạng cấu trúc cổ tay, ảnh hưởng đến dây thần kinh, mạch máu và làm mất khả năng vận động. Nhiều trường hợp có thể gây đứt gân, hoại tử hoặc dẫn đến biến chứng thoái hóa khớp về lâu dài.
2. Đứt gân tay
Gân là giải mô liên kết cấu tạo từ các sợi đàn hồi nằm giữa cơ và xương, thực hiện nhiệm vụ truyền lực từ cơ đến xương, cho phép các chuyển động co duỗi diễn ra linh hoạt. Người bệnh có thể gặp chấn thương đứt gân ngón tay, cơ nhị đầu (cơ bắp tay trước), cơ chóp xoay (ở vai),… Đứt gân diễn ra khi người bệnh vận động quá mức ở tay khi thực hiện các động tác trong quá trình chơi bóng, bị bóng va đập vào tay, đập bóng sai tư thế tay.
Những triệu chứng thường gặp ở những người bị đứt gân tay là:
- Đau nhói ở vùng bị thương, cảm giác đau nghiêm trọng hơn khi ấn vào vết thương.
- Các khớp ở vùng bị thương bị biến dạng, có cảm giác lỏng lẻo.
- Tay bị mất lực, không thể cầm nắm hoặc nâng các vật.
- Giảm khả năng vận động, không thể xoay cánh tay bàn tay theo hướng mong muốn.
- Bị sưng, nóng đỏ, căng da ở những vùng bị thương, sau đó có thể xuất hiện triệu chứng bầm tím.
- Trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng hoặc viêm gân có thể gặp triệu chứng sốt cao.
Đứt gân tay để hỏi người bạn phải đeo nẹp trong 1 – 2 tháng và tiến hành vật lý trị liệu đứt gân tay trong thời gian dài để hỗ trợ quá trình phục hồi, trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật. Bên cạnh các triệu chứng đau nhức, người bệnh có thể bị biến dạng cấu trúc của khớp, giảm sự linh hoạt, thường xuyên đau nhức khi thay đổi thời tiết.
3. Bong gân vai
Bong gân vai là tình trạng dây chằng ở khớp vai bị kéo căng quá mức, thậm chí dẫn đến rách dây chằng. Chấn thương này có thể diễn ra khi người bệnh thực hiện các động tác xoay bả vai, vung cánh tay quá mạnh, bị bóng va trực tiếp vào bả vai hoặc bị té ngã chống tay xuống đất trong quá trình chơi bóng chuyền.
Bạn cần lưu ý đến những triệu chứng bong gân vai như đau nhói ở vùng bả vai, cơn đau nghiêm trọng hơn nếu ấn tay vào, cảm thấy căng cứng, khó cử động hoặc xoay vai, sưng và bầm tím ở các mô quanh khớp bả vai.
Ở mức độ nhẹ, bong gân có thể gây đau và mất vững ở khớp vai, nghiêm trọng hơn người bệnh sẽ mất khả năng vận động khớp tạm thời, nhiều trường hợp cần thực hiện phẫu thuật và có thể tái phát hoặc làm tăng nguy cơ viêm khớp sau khi chấn thương đã phục hồi.
4. Đứt dây chằng cổ chân
Đứt dây chằng cổ chân là chấn thương mà dây chằng bị kéo căng và đứt hoàn toàn, có thể diễn ra ở các dây chằng chày mác sau, chày mác trước, sên mác sau, sên mác trước, gót mác. Chấn thương này có thể diễn ra do thay đổi tư thế bàn chân đột ngột, chẳng hạn như lệch cổ chân, xoắn bàn chân đột ngột vào trong khi đang chơi bóng chuyền.
Triệu chứng phổ biến của chấn thương đứt dây chằng cổ chân là: Nghe thấy tiếng nổ nhỏ; đau nhói ở cổ chân, gót chân, mắt cá chân; lỏng khớp, cổ chân mất vững; không thể xoay cổ chân và đi lại như bình thường, sưng và bầm tím cổ chân.
Người bệnh cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho cổ chân để hạn chế những biến chứng sau quá trình phục hồi như: thay đổi cấu trúc khớp cổ chân, lực của chân yếu hơn, giảm phạm vi vận động khớp cổ chân, tái phát chấn thương hoặc tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Tham gia các bộ môn thể thao cường độ cao như bóng chuyền có thể làm tăng nguy cơ chấn thương ở người bệnh. Hãy luyện tập với sự hỗ trợ, giám sát của chuyên gia để đảm bảo đúng tư thế, kết hợp sử dụng các băng đeo bảo hộ khớp. Nếu phát hiện các chấn thương, hãy thực hiện sơ cứu ban đầu và đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.
Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA là một trong những địa chỉ uy tín giúp phục hồi chức năng toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản để người bệnh có thể cải thiện hiệu quả các chấn thương sau khi chơi bóng chuyền.