Vệ sinh ruột chăn đông là việc cần làm định kỳ để luôn trong tình trạng sạch sẽ, thơm tho, đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Cách giặt ruột chăn bông đơn giản.
Vệ sinh ruột chăn đông là công việc tuy khó khăn nhưng bạn cần phải thực hiện định kỳ để chúng luôn sạch sẽ khi sử dụng. Ngoài vỏ chăn thì phần ruột là nơi bạn cần làm sạch và vệ sinh định kỳ từ 2-3 lần/năm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giặt ruột chăn đông tại nhà đơn giản, hiệu quả để gia đình có giấc ngủ ngon lành.
Mục lục
I. Bao lâu nên giặt chăn gối định kỳ?
Đối với ruột chăn đông, ruột gối thì bạn có thể làm sạch 1 năm/lần và tùy vào dạng lõi bên trong mà bạn có thể giặt nước hoặc giặt khô. Vì kết cấu nén dày, sau khi giặt chăn đông hay ruột gối, bạn phải phơi ở nơi thoáng mát và gió, tránh phơi lâu dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ khiến ruột chăn nhanh hỏng.
Vào những ngày nắng đẹp, bạn cũng có thể mang chăn, nệm, gối ra phơi và không cần giặt trước. Ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt vi khuẩn đang trú ẩn trong chăn, nệm một cách nhanh chóng.
II. Hướng dẫn cách giặt và sấy ruột chăn đông
Đối với những loại ruột chăn, bạn nên duy trì vệ sinh 2-3 lần/năm. Theo các chuyên gia, việc giặt bằng máy sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn so với giặt khô ngoài tiệm.
Khi giặt xong, bạn cũng nên phơi chăn ở nơi thoáng khí hoặc có ánh nắng mặt trời là tốt nhất. Vào những ngày trời mưa, nồm ẩm bạn có thể sử dụng máy sấy, quạt để làm khô chiếc chăn của gia đình. Điều này giúp cho chăn luôn thăm tho, không bị nấm mốc tấn công.
III. Cách vệ sinh chăn ga mới mua
Những loại chăn ga gối mới mua, bạn cần phải làm sạch đúng cách trước khi sử dụng. Chỉ cần ngâm với nước muối loãng hoặc nước dấm trong 5-10 phút để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc.
Cách này giúp các sợi vải của chăn ga gối không bị phai màu khi làm sạch. Đồng thời, giúp rửa sạch bụi bẩn trên chăn ga gối trong quá trình vận chuyển, sản xuất hoặc các nguyên liệu nhuộm còn sót trên sản phẩm.
Sau khi giặt xong, bạn nên phơi chúng ở nơi thoáng gió. Trong khi phơi, nên lộn mặt trái để tránh tác động ánh mặt trời gây phai màu chăn gối.
Việc bảo quản chăn ga gối cần gấp gọn vào túi để bảo quản. Nếu như cất chăn ga gối trong tủ cần chú ý, bạn không nên ép quá chặt để tránh ảnh hưởng đến sợi vải, gây mất thẩm mỹ hoặc giảm chất lượng khi sử dụng.
IV. Bảo quản chăn ga
Nếu muốn bảo quản chăn ga, bạn có thể là lại vỏ chăn và ga trước khi cất. Nếu như để trong tủ gỗ nên sử dụng miếng vải lót để tránh làm hư hỏng bề mặt chăn ga.
Đồng thời, bạn cũng nên tránh bề mặt ga gối tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tránh bị phai màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm. Bạn cũng có thể bảo quản sản phẩm trong túi hút chân không để đảm bảo độ bền lâu hơn.
V. Các lưu ý khi giặt chăn
Khi vệ sinh và bảo quản chăn ga, bạn cần chú ý một số điều như sau:
- Sử dụng máy giặt cửa trước cần đảm bảo khối lượng giặt hợp lý và phù hợp với sản phẩm cần giặt. Tốt nhất nên đem đến các tiệm giặt gần nhà để được hỗ trợ.
- Nên sử dụng loại xà phòng ít bột có mức kiềm thấp để tránh mất đi vẻ tự nhiên. Nếu không có loại bột giặt ưng ý, bạn có thể sử dụng nước rửa bạt với lượng hợp lý.
- Bạn nên sử dụng nước mát hoặc nước ấm khi giặt chăn ga và xả ít nhất 3 lần để loại bỏ hết lượng xà phòng trong sản phẩm. Nếu xả không đủ, xà phòng còn ở trong chăn gối sẽ gây cứng, ngứa khi sử dụng.
- Đối với các sản phẩm ruột chăn lông vũ, bạn không nên sử dụng phương pháp vắt nhiệt vì sẽ làm cho phần lông vũ dính vào nhau hoặc gây cứng hơn khi sử dụng.
- Chọn chế độ giặt nhẹ nhàng để giữ độ bền cho sản phẩm.
- Sau khi giặt, bạn nên đem phơi ruột chăn ngay để tránh tình trạng bị co dúm.
Thay vì phải mang ra tiệm thì bây giờ bạn có thể áp dụng cách làm sạch và bảo quản ruột chăn bông đơn giản tại nhà của Everon chúng tôi. Chúc bạn thực hiện thành công và giúp chiếc chăn bông sạch sẽ, thơm tho trong khi dùng.