Giai đoạn mầm non là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về sau. Những kiến thức mà trẻ học tập trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển về tính cách, nhận thức của trẻ sau này.
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trở nên vô cùng cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc giáo dục kiến thức về kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ hình thành nên được những thói quen tốt, biết xử lý đúng mực trong các tình huống giao tiếp,… và nhiều lợi ích khác nữa.
Trong bài viết dưới đây sẽ nêu ra những kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp các phụ huynh và thầy cô có thể giáo dục trẻ từ sớm giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mục lục
Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là các kỹ năng giúp các cá nhân giao tiếp với mọi người xung quanh, giải quyết các tình huống trong cuộc sống, vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống, kỹ năng tâm lý xã hội nhằm tương tác với mọi người xung quang và xử lý các vấn đề hay găp phải trong các hoạt động thường ngày.
Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc dạy trẻ hình thành nên thói quen tốt trong các tình huống thường gặp hàng ngày, các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tư duy,…để trẻ có thể thích nghi tốt với môi trường xung quanh, biết cách ứng xử, giải quyết tình huống trong đời sống.
Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non có vai trò vô cùng quan trọng, ngay từ giai đoạn này các phụ huynh nên chuẩn bị không chỉ là những kiến thức sách vở được học ở trường mà cần phải dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Các kỹ năng để giáo dục trẻ trong thời kỳ này nên là những kỹ năng đơn giản, dễ tiếp thu, dễ áp dụng trong thực tế cuộc sống của trẻ.
Một số lý chứng minh sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non:
- Tạo tiền đề cho sự phát triển sau này và lâu dài của trẻ
- Giúp trẻ có khả năng xử lý cà giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống
- Hình thành nên đức tính tự lập từ sớm cho trẻ
- Tăng khả năng tư duy, giao tiếp xã hội, giúp trẻ phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần
- Là chìa khóa của sự thành công trong tương lai, giúp trẻ dám đương đầu với những khó khăn và thể hiện bản lĩnh của mình.
Một số nhóm kỹ năng sống cần thiết nên trang bị cho trẻ mầm non
Mỗi đứa trẻ trong quá trình trưởng thành sẽ gặp những tình huống mà ở đó các kỹ năng sống để giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng sẽ phải phát huy tối đa bên cạnh những tính cách riêng biệt, đặc trưng của mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra. Dưới đây chúng tôi tổng hợp một số nhóm kỹ năng sống cần thiết mà các phụ huynh nên giáo dục từ sớm ngay khi trẻ đang ở tuổi mầm non:
Kỹ năng tự ăn
Ông bà ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở” để chỉ tầm quan trọng của việc hình thành nên thói quen tự ăn của trẻ. Điều này cũng giúp trẻ hình thành được tính cách tự lập từ sớm giúp trẻ có thể thích nghi với những hoàn cảnh sống khác nhau trong tương lai.
Đối với kỹ năng tự ăn, phụ huynh nên dạy trẻ một số điều như: những thứ ăn được và không ăn được, cách tự xúc thức ăn,….Điều này sẽ khó khăn trong giai đoạn đầu khi trẻ mới tập tự ăn, khi các bé đi mầm non thì kỹ năng này sẽ được các thầy cô chỉ dẫn nhiều hơn.
Kỹ năng ứng xử
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ vẫn chưa có nhận thức hoàn chỉnh về cuộc sống xung quanh, vì vậy mà giai đoạn này các hành vi ứng xử của trẻ sẽ bị phụ thuộc vào cách ứng xử của người lớn như bố mẹ, anh chị em và những người thân khác trong gia đình. Trẻ có xu hướng bắt chước những hành động và lời nói của những người xung quanh nên khi nuôi dạy trẻ, người lớn cũng cần phải chú ý ngôn từ của mình.
Đối với kỹ năng ứng xửa, các phụ huynh có thể rèn cho con những việc cơ bản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn, xin lỗi, tôn trọng người lớn tuổi, cư xử phù hợp khi đi học ở trường mẫu giáo…Đây đều là những thói quen đơn giản nhưng có ảnh hưởng khá lớn đến tính cách và hành vi ứng xử khi trẻ lớn lên, giúp tạo lối sống tốt đẹp về sau của trẻ,
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Lứa tuổi mầm non luôn được các phụ huynh chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, có một số việc đơn giản như: đánh răng, đi giày, sắp xếp quần áo, đội mũ khi ra ngoài, lấy thức ăn,… trẻ có thể tự làm được mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Các kỹ năng hàng ngày cũng rất cần thiết để hình thành nên tính cách tự lập của trẻ.
Kỹ năng học hỏi
Đây là độ tuổi trẻ rất tò mò về thế giới xung quanh và muốn tìm hiểu nhiều điều khác nhau. Các phụ huynh nên tạo điều kiện thật tốt để giúp trẻ học tập, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ như mua sách cho trẻ đọc, khuyến khích trẻ cách tự đặt câu hỏi vì sao và tự tìm ra câu trả lời,…
Một vài kỹ năng sống cho trẻ mầm non khác như kỹ năng nói thật, kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ người khác, kỹ năng phòng tránh nguy hiểm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sắp xếp ngăn nắp, ….mà các phụ huynh cũng nên chú ý trang bị cho trẻ.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho các phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con và giúp chúng hình thành những kỹ năng sống cho trẻ mầm non có ích cho sự phát triển toàn diện sau này.