Bạn đang băn khoăn không nên biết lựa chọn chiến lược đẩy hay chiến lược kéo cho doanh nghiệp của mình? Trong bài viết dưới đây, PharMarketing sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin nổi bật về hai thuật ngữ này và những lợi thế bạn nhận được khi áp dụng vào quá trình Marketing.
Mục lục
Chiến lược kéo và đẩy là gì?
Chiến lược đẩy là gì?
Chiến lược đẩy (Push Marketing) sẽ dễ nhận thấy ở các tổ chức bán buôn. Chiến lược này doanh nghiệp sẽ đẩy sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua chuỗi hệ thống phân phối, các cửa hàng trung gian, đại lý.
Mỗi cấp đại lý sẽ nhận được chiết khấu sau mỗi lần đẩy được hàng đi về đại lý khác hoặc người tiêu dùng. Vòng xoay lợi nhuận là điều kiện kích thích quá trình cung cấp sản phẩm tới tay người dùng nhanh chóng, hiệu quả.
Chiến lược kéo là gì?
Chiến lược kéo (pull marketing) là phương pháp sử dụng công cụ Digital Marketing truyền thông, quảng cáo, tổ chức event,.. để tiếp thị sản phẩm. Kích thích nhu cầu, lôi kéo khách hàng đối với sản phẩm, rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và đối tượng tiềm năng, người tiêu dùng. Chiến lược này cũng có thể hiểu theo cách bạn dùng các công cụ tiếp thị trực tiếp thu hút người dùng về với doanh nghiệp, sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Vì sao cần thực hiện chiến lược kéo và đẩy
Tổ chức của bạn sử dụng chiến lược nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu? Mỗi chiến lược đem lại những lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là đưa sản phẩm của bạn đến gần với người dùng.
Yếu tố | Chiến lược đẩy | Chiến lược kéo |
---|---|---|
Hình thức | Chủ động trong việc chào bán sản phẩm, nhận được phản hồi từ khách hàng nhanh chóng. | Thiết lập tệp khách hàng thân thiết, định vị được thương hiệu trong tâm trí khách hàng. |
Chiến lược | Sản phẩm được tiếp cận trên tệp khách hàng mới, khách hàng tiềm năng nhanh chóng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. | Tăng khả năng nhận diện thương hiệu, luôn làm mới trải nghiêm người dùng, từ đó tạo ra lead (khách hàng tiềm năng). |
Kênh phân phối | Chủ động dẫn dắt định hướng người dùng về một mục tiêu, điểm đến rõ ràng dựa trên kênh Marketing ngoại tuyến. | Thu hút người dùng bằng nội dung chuyên sâu, hữu ích trên môi trường số. Đặc biệt thích hợp với thời đại số phát triển. |
Khả năng tương tác | Giá trị khách hàng được đẩy lên nhờ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch cá nhân hóa hiệu quả qua việc gửi thư trực tiếp. | Hiệu quả tương tác cao do khách hàng luôn tìm đến doanh nghiệp của bạn để giải đáp thông tin, hoặc phục vụ nhu cầu mua bán. |
Khi nào nên sử dụng chiến lược kéo và đẩy?
Chiến lược kéo và chiến lược đẩy có những thế mạnh riêng biệt. Để lựa chọn ra chiến lược phù hợp với doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ mô hình kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Chiến lược đẩy:
Chiến lược thường được sử dụng đối với doanh nghiệp bán buôn, quy mô sản xuất lớn, số lượng hàng hóa nhiều, sở hữu kênh phân phối ổn định. Chủ động tiếp cận khách hàng mới, người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm, nâng cao khả năng tương tác.
- Chiến lược kéo:
Được sử dụng khi doanh nghiệp của bạn thuộc ngành bán lẻ, hay dịch vụ cung cấp nhanh chóng, trực tiếp đến khách hàng: hàng ăn, hàng tạp hóa. Nếu bạn đang muốn thu hút đối tượng khách hàng để có thêm thông tin về nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm,… Chiến lược này sẽ là lựa chọn phù hợp.
Qua bài viết trên, Pharmarketing đã thông tin tới bạn những điều quan trọng cần biết về chiến lược đẩy – kéo. Mỗi chiến lược đều có thế mạnh riêng, hy vọng từ thông tin trong bài viết, cùng định hướng phát triển kinh doanh, bạn sẽ tìm ra được phương án tối ưu nhằm khẳng định vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Nguồn: https://pharmarketing.vn