• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Gửi bài
  • Điều khoản sử dụng
No Result
View All Result
VNTime
  • Công nghệ
    • Máy tính
    • Ô tô, xe máy
    • Điện thoại
    • Điện tử
    • Điện lạnh
    • Cơ khí
  • Thủ thuật
    • Facebook
    • Máy tính
    • Văn phòng
    • Điện thoại
    • Internet
    • Game
  • Ảnh đẹp
  • Sức khỏe
    • Mẹ và bé
    • Phụ nữ
    • Nam giới
    • Làm đẹp
    • Các loại bệnh
    • Thực đơn dinh dưỡng
  • Du lịch
    • Du học
    • Khám phá
  • Nghệ thuật
    • Trang trí
    • Quà tặng
  • Phong cách sống
    • Câu nói hay
    • Câu chuyện hay
  • Tin tức
    • Doanh nghiệp
    • Bạn có biết?
    • Tài chính
VNTime
No Result
View All Result

Trang chủ » Sức khỏe » Mẹ và bé » Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bé bị chân vòng kiềng cho các mẹ

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bé bị chân vòng kiềng cho các mẹ

VNTime by VNTime
12 Tháng Tám, 2022
in Mẹ và bé, Sức khỏe
Cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường

Cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường

Chân vòng kiềng là tình trạng hai chân cong, tạo ra một khoảng không rộng hơn bình thường giữa hai đầu gối và cẳng chân. Nhiều mẹ luôn lo lắng liệu bé có bị chân vòng kiềng hay không? Khi nào cần đến bác sĩ thăm khám? Những thông tin dưới đây sẽ cho các mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ. 

Mục lục

  • 1. Nguyên nhân bé bị vòng kiềng
    • Vòng kiềng sinh lý 
    • Yếu tố di truyền
    • Do bệnh Blount
    • Bé bị còi xương
    • Tập đứng quá sớm 
  • 2. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé bị chân vòng kiềng
  • 3. Khi nào mẹ cần đưa bé tới bác sĩ?

1. Nguyên nhân bé bị vòng kiềng

Chân vòng kiềng có thể xuất phát từ cả nguyên nhân sinh lý, bệnh lý hoặc do các tác động khác. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chân vòng kiềng mà các mẹ nên biết:

Vòng kiềng sinh lý 

Vòng kiềng sinh lý xảy ra ngay khi bé còn trong bụng mẹ. Lúc này, em bé cần phải xoay và cong chân sao cho phù hợp với không gian chật hẹp trong tử cung. Chính vì vậy, bé có thể bị chân vòng kiềng sau khi chào đời. Đây được xem là điều bình thường trong giai đoạn phát triển của bé dưới 2 tuổi, theo thời gian chân bé sẽ thẳng mà không cần bất cứ sự can thiệp nào.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền tuy không phổ biến nhưng vẫn tồn tại, thực tế có những trường hợp các bé bị chân vòng kiềng là do bẩm sinh. Nếu cha mẹ bị chân vòng kiềng thì con sinh ra cũng có nguy cơ bị tật này. Hiện nay, vòng kiềng do di truyền chưa có biện pháp cải thiện ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ có thể chờ bé đủ tuổi để cân nhắc phẫu thuật chỉnh hình nếu thực sự phù hợp.

Do bệnh Blount

Blount là một sự phát triển dị dạng ở ống chân của trẻ, hay còn gọi là tật vẹo cổ chân. Tình trạng này xảy ra trong giai đoạn khi bé tập đi quá sớm hoặc ở những bé bị thừa cân, làm cho đĩa sụn tăng trưởng nằm ở đầu trên xương chày bị tổn thương và phát triển không bình thường. Bệnh Blount không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến bé gặp vấn đề về khớp gối kể cả khi bé đã khôn lớn. Bệnh Blount có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, phụ thuộc vào tuỳ mức độ cũng như độ tuổi của bé. Có một số trường hợp cần can thiệp chỉnh hình, tuy nhiên lại có trường hợp tự cải thiện mà không cần điều trị.

Tập đứng quá sớm sẽ khiến bé bị chân vòng kiềng
Tập đứng quá sớm sẽ khiến bé bị chân vòng kiềng

Bé bị còi xương

Bệnh còi xương xảy ra khi bé bị thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài hoặc ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Lúc này bé dễ bị còi xương, xương khớp yếu hơn bình thường, chân không thể chịu được trọng lượng của cơ thể dồn xuống trong hoạt động đi lại hằng ngày. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng chân cong vẹo, vòng kiềng. Các mẹ nên chú ý bổ sung vitamin trong bữa ăn và cho bé phơi nắng vào những buổi sáng sớm để bé được phát triển khoẻ mạnh.

Tập đứng quá sớm 

Từ 7 đến 9 tháng tuổi, nhiều bậc cha mẹ đã cho bé tập đứng quá thường xuyên. Để đứng trong tư thế “ép” của bố mẹ, bé thường phải cúi người hoặc kiễng chân vì hai bàn chân không thẳng hàng với trục của chi dưới. Ngoài ra, xương chân của bé vẫn đang phát triển và chưa đủ cứng để nâng đỡ toàn bộ cơ thể bé trong một thời gian dài. Do đó, ống chân dễ bị ảnh hưởng bởi sức nặng và dễ bị vòng kiềng.

Ngoài ra nếu mẹ lo lắng không biết việc đóng bỉm cho bé có ảnh hưởng gì đến việc chân bé bị vòng kiềng không thì hãy đọc ngay bài viết Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh có bị vòng kiềng từ chuyên gia nhé!

2. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé bị chân vòng kiềng

Có 3 dạng chân vòng kiềng phổ biến giúp mẹ có thể nhận biết bé nhà mình có thể bị chân vòng kiềng hay không. 

  • Chân vòng kiềng chữ X: Trong trạng thái đứng thẳng, hai mắt cá chân của bé không thể chạm vào ngay, trong khi phần đầu gối lại có xu hướng cong và có thể chạm nhau. 
  • Chân vòng kiềng chữ O: Ở dạng này, khi bé đứng thẳng, hai mắt cá chân chạm nhau nhưng phần đầu gối sẽ cong vòng ra ngoài. 
  • Chân vòng kiềng chữ XO: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là khi hai chân bé cong hướng ra ngoài, hai mắt cá chân chạm vào nhau.

Khi bé chuẩn bị học cách đi, chân vòng kiềng thường bắt đầu xuất hiện. Ở thời điểm này, cha mẹ phải chú ý quan sát con mình để phát hiện những dấu hiệu ban đầu về chân vòng kiềng cho trẻ. Ngoài ra, khi bé bắt đầu hoạt động nhiều, mẹ cũng cần cân nhắc có nên chuyển loại bỉm cho bé hay không. Tham khảo thêm thông tin về thời gian đổi bỉm cho bé tại bài viết mấy tháng mặc được tã quần.

Hình dáng chân vòng kiềng chữ 0, X và XO
Hình dáng chân vòng kiềng chữ 0, X và XO

3. Khi nào mẹ cần đưa bé tới bác sĩ?

Cha mẹ không nên chủ quan nếu tình trạng chân vòng kiềng không cải thiện hoặc phát triển nặng hơn. Hãy đến ngay các cơ sở uy tín khi thấy bé có nhiều dấu hiệu bất thường dưới đây: 

  • Bé đi khập khiễng, khó khăn trong việc đi khi đi lại mặc dù trước đó bé không bị té hay va đập mạnh vào chỗ nào.
  • Hai chân bé bất đối xứng theo thời gian xảy ra ở chân vòng kiềng chữ X ở một chân, khiến bé đi khập khiễng chân cao thấp.
  • Bé thường xuyên đau đớn. Đặc biệt là phần hông, mắt cá chân và bàn chân bị đau nhức, còn có hiện tượng cứng khớp. 
  • Tình trạng vòng kiềng không cải thiện sau khi bé đã 2 tuổi. Cha mẹ nên đưa trẻ trên 2 tuổi đi khám nếu trẻ vẫn còn chân vòng kiềng chưa được khắc phục để xác định nguồn gốc và điều trị, tránh để bệnh kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành.
Cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường
Cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường

Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết bé bị chân vòng kiềng. Các mẹ cần chú ý quan sát bé thường xuyên, phát hiện và sớm khắc phục để bé có thể phát triển toàn diện. 

Đánh giá nội dung này
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết mới cập nhật

Bộ sản phẩm khởi đầu Geekvape Wenax M vinh dự nhận Giải thưởng Thiết kế Red Dot 2025 danh giá

by VNTime
11 Tháng Tư, 2025
0

Quá trình phun xăm mí cảm giác hơi châm chích nhẹ

Phun mí mắt là như thế nào? Có đau không?

by VNTime
20 Tháng Ba, 2025
0

Hãy cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau để chọn ra thẩm mỹ viện uy tín

Thẩm Mỹ Viện Là Gì? Cách Chọn Thẩm Mỹ Viện Uy Tín Và Chất Lượng 

by VNTime
19 Tháng Ba, 2025
0

Geek Bar giành giải thưởng iF DESIGN AWARD 2025 cho hai sản phẩm ý tưởng đổi mới

by VNTime
11 Tháng Ba, 2025
0

Dự Án Và Token Quan Trọng Trên Hệ Sinh Thái Ethereum

Những Dự Án Và Token Quan Trọng Trên Hệ Sinh Thái Ethereum

by VNTime
13 Tháng Hai, 2025
0

Bài viết nổi bật

30 Món Ngon Mỗi Ngày Giúp Bạn Giải Quyết Hôm Nay Ăn Gì?

Đài phun nước phao nổi là gì?

102 Lời Chia Buồn Đám Tang Sâu Sắc, Ý Nghĩa Nhất

Những Hình Ảnh Anime Đẹp Nhất Thế Giới Mà Fan Không Nên Bỏ Lỡ 2024

Tổng Hợp 100 Trích Dẫn, Quotes Và Những Câu Nói Hay Về Cuộc Sống

Cách đánh sập Group trên Facebook – Rip Group FB Nhanh Chóng Đơn Giản

100 Khung Ảnh Đẹp Để Ghép Hình Cho Photoshop, Treo Tường, Ảnh Cưới

DU LỊCH NHẬT BẢN CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?

Thiết kế website chuyên nghiệp cao cấp chuẩn UX/UI tại Miko Tech

Những Câu Nói Truyền Cảm Hứng Cho Giới Trẻ Với 40 Câu Nói Hay Bất Hủ Từ Các Danh Nhân

Xem bài viết liên quan

  • Bệnh sởi
    Những căn bệnh mà ai cũng từng bị một lần trong đời
    30 Tháng Mười, 2020
  • Nguyên nhân trẻ tự kỷ và các dấu hiệu cho thấy trẻ tự kỷ
    Nguyên Nhân Trẻ Tự Kỷ Và Các Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Tự Kỷ
    13 Tháng Ba, 2024
  • Lưu ý khi sử dụng bình sữa cho bé không chịu bú bình
    Lưu ý khi sử dụng bình sữa cho bé không chịu bú bình
    7 Tháng Sáu, 2020
  • Chuyên gia da liễu Hà Linh người kết nối và tiếp sức lửa – thành viên Cổng thông tin Thư viện Da liễu Trực tuyến
    Chuyên gia da liễu Hà Linh người kết nối và tiếp sức…
    21 Tháng Sáu, 2023

VNTime là một trang web chuyên cung cấp các tin tức mới nhất về các công nghệ và xu hướng. Cập nhật các thủ thuật hay mỗi ngày cũng như những mẹo sức khỏe, du lịch,...

DMCA.com Protection Status

MENU

  • Giới thiệu
  • Gửi bài
  • Điều khoản sử dụng

TÌM CHÚNG TÔI TRÊN

© 2024 Bản quyền thuộc về VNTime.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng lại nội dung!

No Result
View All Result
  • Công nghệ
    • Máy tính
    • Ô tô, xe máy
    • Điện thoại
    • Điện tử
    • Điện lạnh
    • Cơ khí
  • Thủ thuật
    • Facebook
    • Máy tính
    • Văn phòng
    • Điện thoại
    • Internet
    • Game
  • Ảnh đẹp
  • Sức khỏe
    • Mẹ và bé
    • Phụ nữ
    • Nam giới
    • Làm đẹp
    • Các loại bệnh
    • Thực đơn dinh dưỡng
  • Du lịch
    • Du học
    • Khám phá
  • Nghệ thuật
    • Trang trí
    • Quà tặng
  • Phong cách sống
    • Câu nói hay
    • Câu chuyện hay
  • Tin tức
    • Doanh nghiệp
    • Bạn có biết?
    • Tài chính

© 2024 Bản quyền thuộc về VNTime.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng lại nội dung!

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
wpDiscuz